KHÁM PHÁ NHỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (PHẦN 2)

KHÁM PHÁ NHỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (PHẦN 2)

KHÁM PHÁ NHỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (PHẦN 2)

Hoàng Kim Travel

Hoàng Kim Travel
Hoàng Kim Travel

KHÁM PHÁ NHỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (PHẦN 2)

2. Lư đồng An Hội:
Địa chỉ làng nghề: Nguyễn Duy Cung, phường 12, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Dù có các nhà xưởng sản xuất công nghiệp đúc lư đồng ra đời, nhưng làng nghề lư đồng An Hội với bàn tay thủ công của người dân vẫn ‘giữ lửa’ hơn 100 năm qua 3 thế hệ.

Vào thế kỷ XIX nơi đây có đến 20 hộ sản xuất lư, cánh thương lái ngược xuôi đặt hàng. Vốn là làng lư nổi tiếng sản xuất tinh xảo, đẹp mắt những sản phẩm lư đồng, bát hương, bình hoa được tiêu thụ khắp Nam Kỳ lục tỉnh, có lúc xuất sang tận Malaysia, Campuchia, Lào… 

Trải qua hơn trăm năm, làng đúc lư đồng An Hội vẫn đỏ lửa, lưu giữ được gần như đầy đủ những tinh hoa của ông cha truyền lại. Tất cả những công đoạn sản xuất đều được làm thủ công bằng tay, từ làm khuôn đến điêu khắc hoạ tiết sản phẩm. Đảm bảo một chiếc lư đồng được tạo ra đều mang dấu vết của nghệ nhân, sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng hoạ tiết.

Một bộ lư hoàn chỉnh trên bàn thờ gia tiên mà ta thấy trải qua nhiều công đoạn. Khuôn đất được đắp bằng tay. Theo người thợ thủ công, khuôn gồm một lớp sáp và nhiều lớp đất nặng thành. Khi đắp khuôn dùng 2 loại đất gồm đất sét và đất sét trộn tro trấu. Tỷ lệ phải được canh chuẩn. Chỉ việc đắp khuôn đất phải trải qua 3 công đoạn. 

Những chiếc khuôn sau khi phơi khô sẽ tiếp tục tinh chế, tỉa gọt, quét sáp. Sau khi khuôn đúc hoàn thành, sẽ đem đi nung và rót đồng vào. Tỉ lệ pha đồng mỗi cơ sở là khác nhau, lưu truyền qua mỗi thế hệ và không truyền ra bên ngoài. Có những nghệ nhân lâu năm chỉ cần nghe tiếng lửa reo đã đoán được khuôn ra sao, đồng chảy tới đâu, thêm củi, bớt than chỗ nào.

Các bước cuối cùng khắc hoạ tiết và mài lại sản phẩm phải được những thợ tay nghề lâu năm đảm nhận. Đây là công đoạn đòi hỏi sự kiên nhẫn, bền bỉ và cả khéo léo của đôi tay. 

Trong tín ngưỡng văn hóa tâm linh của người Việt, hành kim tượng trưng cho thành công, màu vàng là sự thịnh vượng. Tập hợp cả 2 yếu tố trên lư hương được ưa chuộng và yêu thích, trở thành đồ thờ cúng không thể thiếu trên bàn gia tiên. Vào ngày Tết hay vào dịp đám tiệc, bộ lư sáng bóng trên bàn thờ tổ còn thể hiện được sự giàu sang, đầy đủ của gia chủ. 

Mặc thời gian cứ trôi, dù thành phố có nhiều đổi thay thì bếp lò ở làng An Hội vẫn đỏ rực. Ngọn lửa ấy lưu truyền bao thế hệ để cái nghề - cái nghiệp - một phần văn hoá truyền thống dân tộc tiếp nối đến ngày nay. 

 

 

hotline Hotline 0901 82 92 16 icon icon icon